Hotline Liên Hệ:

0909772222

Đơn xin sửa chữa nhà: Khái niệm, mẫu mới nhất và cách điền chi tiết

Bạn đang có ý định sửa chữa nhà ở nhưng không biết căn hộ của mình có thuộc diện phải cần đơn xin sửa chữa nhà hay không? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tầm quan trọng của mẫu đơn xin sửa chữa nhà trong xây dựng cũng như phân loại các diện công trình cần có giấy xin sửa chữa của địa phương.

 

 

Đơn xin sửa chữa nhà là gì?

Có thể nói, ngôi nhà là tài sản tương đối lớn và quý gia đối với mỗi người. Nó không chỉ có công dụng là nơi để chúng ta cư trú mà nếu biết đầu tư, ta có thể dễ dàng kiếm thêm thu nhập từ ngôi nhà hiện tại. Do vậy, để cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ cũng như biến không gian cũ trở nên thông minh, hiện đại và sang trọng hơn, phương án sửa chữa nhà trên nền nhà cũ luôn được chủ nhà hay chủ đầu tư tính đến đầu tiên. 

Để hợp pháp hóa việc sửa chữa, cải tạo lại nhà cửa cho khang trang hơn, chủ nhà hay chủ đầu tư cần chuẩn bị mẫu đơn xin sửa chữa nhà gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đây là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà đất, các công trình xây dựng cấp phép cho chủ đầu tư, chủ nhà được phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hay di dời công trình.

 

 

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà 

 

Khi nhận được sự cấp phép từ các cơ quan có thẩm quyền thì công trình mới bắt đầu được thi công. Nếu xây dựng và sửa chữa trái phép, không có đơn xin phép sửa chữa nhà hay mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà không được chấp thuận, công trình sẽ bị đình chỉ, dừng thi công và chủ đầu tư, chủ nhà, đơn vị thi công sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Tầm quan trọng của mẫu đơn xin sửa chữa nhà trong xây dựng

Việc thay đổi kết cấu, cấu trúc, nội – ngoại thất của căn nhà không chỉ làm thay đổi chính công trình được thi công mà nó còn có thể gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, các hộ gia đình lân cận, các công trình, cảnh quan khác. Dựa trên mẫu đơn xin sửa chữa nhà của từng hộ dân mà nhà nước có thể dễ dàng quản lý cảnh quan, hoạt động sửa chữa cũng như xử lý các tác hại (nếu có) gây ra.

Đối với phía chủ nhà thực hiện thi công sửa chữa: Một công trình được cấp phép sửa chữa sẽ được nhà nước công nhận và thực hiện các biện pháp pháp luật để bảo vệ nếu xảy ra bất kỳ tranh cãi hay kiện tụng nào. Từ đó, chủ nhà, chủ đầu tư có thể yên tâm thực hiện quyền làm chủ công trình của mình. 

Đối với cơ quan chính quyền nhà nước: Nhằm kiểm soát và hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công sửa chữa công trình nhà ở, mẫu đơn xin sửa chữa nhà sẽ là căn cứ pháp lý quyết định cấp phép cho thực hiện việc sửa chữa nhà hay không?

 

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà mới nhất 2021

Bất kể bạn cần xây nhà phố hay nhà cấp 4 thì mẫu đơn xin sửa chữa nhà sau đều phù hợp với bạn. Tải về file PDF tại đây

 

 

Các trường hợp cần chuẩn bị mẫu đơn xin sửa chữa nhà

Dưới đây là 2 trường hợp bạn cần phải chuẩn bị đơn xin sửa chữa nhà

Trường hợp 1: Bạn có diện nhà ở thuộc khu vực nông thôn

Theo quy định tại điểm k, khoản 2, điều 89 của Luật Xây dựng 2014 có 2 khả năng được xét đến như sau:

- Thứ nhất, nhà hoặc công trình kiến trúc cần sửa chữa chưa nằm trong diện quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng của tỉnh, thành phố nơi bạn sống đồng thời không nằm trong khu di tích, khu bảo tồn thì bạn được miễn giấy phép, cũng như miễn đơn xin phép sửa chữa nhà ở.

- Thứ hai, nếu nhà hoặc công trình kiến trúc nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng của tỉnh, thành phố nơi bạn sống hoặc nằm trong khu di tích lịch sử – văn hóa, khu bảo tồn thì trong trường hợp này, để sửa chữa nhà, bạn cần chuẩn bị mẫu đơn xin sửa chữa nhà gửi tới cơ quan có thẩm quyền.

 

Trường hợp 2: Bạn có diện nhà ở thuộc khu vực đô thị

Theo quy định tại điểm h, khoản 2, điều 89, Luật Xây Dựng 2014, khi muốn sửa chữa cải tạo và làm thay đổi liên quan đến kiến trúc mặt ngoài của căn nhà thì:

Thứ nhất, nhà hoặc công trình thi công không nằm trong khu vực có tiếp giáp với đường đô thị và không có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì sẽ được phép xây dựng không cần xin phép khi có nhu cầu sửa chữa nhà.

-  Thứ hai, nếu nhà bạn nằm trong khu vực tiếp giáp với đường đô thị và có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì khi muốn sửa chữa, bạn cần có mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở. Chỉ khi được các cấp cơ quan, ban ngành có thẩm quyền đồng ý cho phép; bạn mới được tiến hành sửa chữa nhà mình.

 

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà

 

Cơ quan nào đủ điều kiện chịu trách nhiệm xử lý và cấp phép cho các mẫu đơn xin phép sửa nhà?

Nếu đã xác định được ngôi nhà của mình thuộc diện phải xin cấp phép mới được sửa chữa như đã nêu ở trên, bạn cần chuẩn bị mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà và gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết. Tùy vào từng hạng mục thi công sửa chữa, cải tạo mà bạn nên gửi mẫu đơn tới các cơ quan khác nhau. Cụ thể như sau: 

 

Các công trình sửa chữa, cải tạo nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp Phường cấp phép:

Sửa chữa, cải tạo bên trong ngôi nhà mà không ảnh hưởng tới kết cấu của nhà như: sơn sửa tường, gia công mái nhà, nền nhà, ...

 

Các công trình sửa chữa, cải tạo nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp Quận, Huyện cấp phép:

Ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ có các quy định khác nhau từ mức độ sửa chữa, chi phí hành chính trong cấp phép.  Vì vậy, trước khi tiến hành cải tạo nhà, thực hiện các biện pháp sửa chữa ảnh hưởng tới kiến trúc tầng như nâng tầng, chia tầng,..gia chủ cần tìm hiểu kỹ vấn đề cấp phép để có sự chuẩn bị tốt và hiệu quả.

 

 

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà

 

Những bước có trong quy trình để xin giấy phép sửa chữa

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ dựa trên quy định ở Điều 12 TT15/2016/TT-BXD gồm có:

- Đơn được cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa công trình, nhà ở, dựa theo mẫu có sẵn ở phụ lục 1 của Thông tư này.

- Tệp tin hoặc bản sao chứa hình ảnh bản chụp chính – là một trong các giấy tờ để chứng minh về quyền quản lý, sở hữu, sử dụng công trình, nhà ở dựa trên luật quy đã quy định hay bản sao giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền

- Tệp tin hoặc bản sao chứa hình ảnh bản chụp chính của bản vẽ hiện trạng về bộ phận, hay hạng mục công trình cải tạo, sửa chữa được phê duyệt dựa trên quy định với tỷ lệ tương ứng cùng tỷ lệ của các bản vẽ trong hồ sơ đề nghị về cấp phép sửa chữa. 

Bước 2: Nộp hồ sơ ở UBND cấp huyện tại nơi có nhà cần phải sửa chữa

Dựa vào Điều 102 của Luật Xây dựng 2014:

- Cơ quan có thẩm quyền nhận được phải xem xét các giấy tờ và trường hợp không hợp lệ sẽ thông báo đến chủ hồ sơ bằng các văn bản. 

Nếu xét giấy tờ hợp lệ thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải cấp giấy phép xây dựng vào thời hạn mà Luật quy định  

Bước 3: Nhận hồ sơ ở UBND cấp huyện tại nơi nộp hồ sơ cũng như thực hiện đầy đủ các yêu cầu lệ phí

Công trình cải tạo, sửa chữa nhà của mình sẽ không hề đơn giản, trong số đó riêng bước chuẩn bị đơn từ xin sửa chữa nhà cũng đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ. Cho nên, để đảm bảo tốt tiến độ thực hiện thi công bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý từ đó dễ dàng nhận biết được hồ sơ đã đủ hay chưa. Sau đó, mới có thể hoàn thành dễ dàng thủ tục giấy tờ sửa chữa nhà. 

Sửa nhà mà không có mẫu đơn xin phép sửa nhà có bị phạt không?

Chắc chắn đây là câu hỏi khiến không ít người thắc mắc. Nếu nhà hay công trình sửa chữa thuộc diện phải có giấy phép xin sửa chữa mà bạn không được cấp phép sẽ bị phạt như sau: Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã quy định:

 

Trường hợp 1: Khi chủ nhà sửa chữa nhỏ bên trong

Ví dụ: sửa lại phần tường, thay lại gạch lát nền … thì chủ nhà vẫn phải xin xây dựng ở cấp phường. Nếu như không có đơn xin phép thì chủ nhà sẽ phải chịu phạt với mức phạt tối đa lên tới 40 triệu đồng.

 

Trường hợp 2: Khi chủ nhà sửa chữa bên ngoài ngôi nhà

Với công trình sửa chữa nhà có liên quan tới kết cấu, diện mạo của ngôi nhà như thêm diện tích, cơi nới, nâng thêm tầng thì phải có giấy phép tại quận sinh sống, nếu không sẽ bị phạt ở mức hơn 100 triệu đồng.

 

Trường hợp 3: Tự ý sửa chữa nhà mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền nơi mình sống

Đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật theo căn cứ Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì chủ nhà sẽ phải xử phạt theo mức hành chính theo quy định gồm:

- Phạt từ 10 - 20 triệu đồng khi xây dựng trái phép nhà ở nằm trong khu bảo tồn, di tích 

- Phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với việc sửa chữa nhà ở không có đơn xin phép tại đô thị.

Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với công trình được yêu cầu lập báo cáo kinh tế xây dựng và dự án đầu tư.

Thậm chí sẽ bị cơ quan có thẩm quyền được phép buộc tạm ngưng thi công công trình.Vậy nên khi có ý định xây sửa nhà đừng quên tìm hiểu thật kỹ thủ tục hoặc tìm tới đơn vị thi công có uy tín như chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết khác

Bài viết xem nhiều

Tin tức sự kiện

TOP mô hình nhà cấp 4 3D hiện đại vạn người mê
Tham khảo ngay những mô hình 3D nhà cấp 4 dẫn đầu xu hướng hiện nay mang đến một màu sắc mới...
Những điều cần lưu ý khi sửa chữa, cải tạo nâng tầng nhà phố
Cải tạo nâng tầng nhà phố là giải pháp tối ưu nhất cho những ai muốn nâng cấp ngôi nhà của...
Tổng hợp những mẫu nhà cổ điển được ưa chuộng nhất
Bạn đang đau đầu khi không biết chọn những mẫu nhà cổ điển hợp xu hướng. Cùng Xây Dựng Đức...
Thiết kế ngoại thất là gì? Những yếu tố tạo nên ngoại thất đẹp
Thiết kế ngoại thất là gì? Những yếu tố nào mang đến ngoại thất đẹp cho ngôi nhà của bạn?...

Video clip

Fanpage facebook

Ý kiến khách hàng

Đăng ký nhận ưu đãi

Đăng ký email của bạn để nhận thông tin cập nhật về các dịch vụ mới và các thông tin của chúng tôi

Zalo
Hotline: 0909772222