Mẫu hợp đồng sửa nhà mới nhất 2021
Ngày nay, giải pháp sửa chữa, cải tạo nhà cũ thành nhà mới dần trở nên phổ biến hơn. Không chỉ xây dựng cả căn nhà mới cần hợp đồng mà ngay cả sửa chữa, thi công một phần nhỏ cũng cần có hợp đồng sửa chữa nhà. Vậy làm thế nào để xây dựng được mẫu hợp đồng sửa chữa nhà chặt chẽ và chuẩn xác nhất, cũng như qua đó tìm được đơn vị uy tín? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về quá trình tạo lập mẫu hợp đồng sửa chữa nâng cấp nhà chính xác nhất năm 2020 này.
Định nghĩa mẫu hợp đồng sửa chữa nhà là gì?
Ngôi nhà luôn mang ý nghĩa thiêng liêng và là mái ấm chở che mỗi con người. Một không gian sống thoải mái, tiện nghi, phù hợp với gu thẩm mỹ và nhu cầu của người sử dụng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng dài ngày, không thể tránh khỏi công trình là nhà ở bị xuống cấp theo thời gian hoặc bạn mua nhà cũ và muốn tu sửa lại cho khang trang, sạch đẹp hơn thì chắc chắn phải nhờ tới đội ngũ thiết kế và bên chịu trách nhiệm thi công công trình. Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà là bản cam kết nhận được sự đồng thuận của cả 2 bên – bên chủ nhà và bên thi chịu trách nhiệm thi công, sửa chữa công trình.
Mẫu hợp đồng sửa nhà ở được nhà nước quy định thuộc một trong các giao dịch dân sự, đảm bảo đầy đủ theo luật quy định và thực hiện đúng điều khoản cũng như đảm bảo có giá trị trước pháp luật, được nhà nước bảo hộ. Những điều khoản được cả hai bên ký kết và đồng thuận cần phù hợp với quy phạm của pháp luật đã quy định, tránh xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên.
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mới nhất 2021 - Mẫu 1
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất 2021 - Mẫu 2
Tải mẫu hợp đồng sữa chữa nhà mới nhất
Chức năng của mẫu hợp đồng sửa nhà
Đối với bên A – bên chủ nhà: Đây là bản ký kết chung và có giá trị trước pháp luật nên mẫu hợp đồng sửa chữa nâng cấp nhà cần đảm bảo tính chuẩn xác, chặt chẽ, phù hợp với tình hình của hai bên. Bản hợp đồng sửa chữa nhà giúp chủ nhà có nhu cầu xây dựng, sửa chữa công trình nhà ở đảm bảo được quyền và lợi ích của mình, từ đó tạo nên căn cứ quy định các hạng mục để nghiệm thu công trình với bên thi công. Hơn nữa có thể yêu cầu sửa chữa nêu xảy ra sai sót hoặc thậm chí kiện cáo nếu xảy ra tranh chấp.
Đối với bên B – Bên thi công công trình: Bản hợp đồng nâng cấp nhà sẽ xây dựng nên trách nhiệm của đơn vị thi công công trình, giúp nhắc nhở, đốc thúc công nhân trong suốt quá trình thi công cho đúng với hợp đồng. Đây cùng là văn bản hành chính bảo vệ quyền lợi của đơn vị thi công công trình nếu có phát sinh khiếu nại trước pháp luật.
Văn bản nào của pháp luật quy định về việc soạn thảo và xây dựng hợp đồng sửa chữa nhà
Như đã nói ở trên, việc xây dựng hợp đồng, các điều khoản quy định trong hợp đồng cần đúng chuẩn theo văn bản pháp luật của nhà nước đã quy định tương ứng. Dưới đây là các điều khoản và bộ luật được nhà nước quy định khi soạn thảo mẫu hợp đồng sửa chữa nâng cấp nhà phải dựa trên quy định cụ thể. Nếu bạn có thời gian có thể tham khảo về luật xây dựng mới nhất để nắm qua thông tin.
Đương nhiên với những gia chủ thì việc tự soạn thảo hợp đồng sẽ là điều khá bất tiện. Vì vậy nên cân nhắc và tìm hiểu thông tin hoặc nhờ cá nhân, công ty am hiểu về thủ tục này để được hỗ trợ tốt nhất.
Điều đáng lưu ý trong việc soạn thảo hợp đồng là đọc kỹ những điều khoản để tránh khi xảy ra sự cố sẽ dẫn tới tranh chấp, gây thiệt hại cho gia chủ. Vì hợp đồng này sẽ liên quan giữa chủ nhà và đơn vị nhận sửa nhà. Do vậy gia chủ cần tìm hiểu kỹ ngoài việc dựa trên luật. Một trong những điều để hợp đồng được đi tới ký kết còn phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của hai bên ký kết hợp đồng.
Nội dung hợp đồng cải tạo sửa nhà ở có những gì?
Trước tiên, trong bản hợp đồng sửa nhà ở cần phải có những thông tin cơ bản, chính xác nhất về: phía chủ nhà (tên, địa điểm, CMND) và bên nhận khoán (địa chỉ, tên, CMND). Tiếp theo đó là các nội dung khác, cụ thể đó là:
Điều 1: Phần nội dung những công việc phía đặt khoán cần có tên địa chỉ thi công và cần phải đưa ra điều khoản yêu cầu đảm bảo về:
- Nền móng
- Vách nhà
- Địa điểm với quy cách nhà tắm, phần bếp, khu vực nhà vệ sinh
- Nhà lầu (nếu có)
- Mái nhà, trần nhà
- Cửa chính của ngôi nhà, cổng, cửa phía sau nhà
- Quét sơn, quét vôi
- Nếu có những yêu cầu có tính chất đặc biệt khác
Điều 2: Nguyên liệu, vật liệu và số tiền vốn có ứng trước
- Nguyên liệu, vật liệu mà phía bên thợ hoặc phía bên chủ nhà sẽ cung ứng có những gì?
- Chủ nhà đã ứng trước chi phí chi trả để mua số nguyên liệu, vật liệu là mức bao nhiêu
- Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm giữa các bên về số lượng, chất lượng cũng như hậu quả từ phía bên phía chủ nhà cung ứng
Điều 3: Tính trách nhiệm về phía đơn vị nhận khoán
- Công việc tự tổ chức, thời hạn khi khoán, kỹ thuật & chất lượng trong quá trình xây dựng, việc cải tạo, sửa chữa dựa theo những mong muốn, yêu cầu từ phía chủ nhà
- Chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có hư hỏng, trong thời gian làm việc cần phải bảo quản cũng như sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm tất cả những nguyên liệu, vật liệu xây dựng hiện có
- Bên thợ sẽ phải chịu tất cả rủi ro từ tự nhiên khi mà kết quả của công việc vẫn chưa được bàn giao tới cho phía bên người chủ nhà
- Cần kịp thời sửa chữa khi có sai sót nếu người chủ nhà phát hiện được thì sẽ không được tính cộng thêm vào phần tiền thi công
Điều 4: Về trách nhiệm về bên phía chủ nhà khoán
- Cung ứng cho bên nhận khoán đúng như thỏa thuận: tài liệu, nguyên vật liệu, điều kiện vật chất, giấy tờ pháp lý,....
- Chuẩn bị: bữa cơm, chỗ ở
- Chịu trách nhiệm toàn bộ trước cơ quan chính quyền trong trường hợp khi có đợt kiểm tra những thủ tục, giấy tờ về mặt pháp lý trong xây dựng, nếu chính quyền đình chỉ thì cần phải bồi thường tài sản lại cho phía bên nhận khoán
Điều 5: Về thời hạn thực hiện bản hợp đồng đồng thời kèm theo chi tiết về phương thức khi thanh toán
- Khung thời gian dự kiến sẽ hoàn thành cải tạo, sửa chữa nhà cần không quá khoảng thời gian mà hai bên sẽ ấn định
- Dựa trên cơ sở điều kiện trong quá trình, tiến độ của công việc mà bên đặt khoán sẽ thanh toán:
+ Đợt 1: bao nhiêu phần trăm giá trị tổng số công của thợ
+ Đợt thứ 2: thanh toán bao nhiêu phần trăm của căn nhà + bao nhiêu phần trăm giá trị tổng số công thợ
+ Đợt lần cuối: sau khi đã chính thức nhận bàn giao nguyên toàn bộ ngôi nhà, việc khoán sau đó sẽ được chủ nhà quyết toán số công nợ

Điều 6: Giữa hai bên thực hiện cam kết sẽ cùng nhau tận tâm và đầy đủ những nghĩa vụ có trong bản hợp đồng đã được xác lập. Nếu có những cãi vã, tranh chấp thì sẽ phải cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ cũng như thương lượng để giải quyết thỏa đáng.
- Hợp đồng sẽ có 2 bản để cho mỗi bên đều nắm giữ 1 bản.
- Ký và ghi rõ họ, tên
Để chắc chắn hơn khi lập hợp đồng sửa chữa nhà bạn nên tìm đến sự tư vấn của các luật sư, cơ quan nhà nước để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hoặc liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!
Những điều cần chú ý khi tiến hành ký hợp đồng sửa chữa nâng cấp nhà
Bạn cần đảm bảo việc sửa chữa nhà ở của mình phải hợp pháp, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền. Khảo sát môi trường thực tế xung quanh, thực hiện các biện pháp hạn hạn chế gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh làm khó chịu cho cư dân sinh sống quanh công trình.
Thông tin giữa các bên
Mỗi bản hợp đồng sửa chữa nhà khi mở đầu thì thông tin giữa những bên liên quan đều luôn luôn nằm tại vị trí đó, cho nên cần phải kiểm tra thông tin đối tác mà mình làm việc cần rõ ràng. Việc làm này giúp bạn tránh không gặp phải những trường hợp là công ty lừa đảo, bên cạnh đó thông tin chính chủ cũng đóng vai trò quan trọng thế nên không thể bỏ qua bất kì chi tiết nào.
Nội dung chi tiết công việc – những khu vực cần phải cải tạo, sửa chữa
Không giống như việc xây dựng nhà thì cần phải xây nguyên toàn bộ, mà đối với việc sửa nhà thì sẽ hạn chế một vài hạng mục nhất định cần cho công tác nâng cấp lên hoặc sửa chữa. Cho nên đòi hỏi người chủ của ngôi nhà cần phải liệt kê rõ ràng hạng mục hay khu vực mong muốn để nâng cấp, sửa chữa. Đây là cách làm không chỉ giúp bạn kiểm soát khối lượng công việc tốt hơn, hạn chế các tình huống phát sinh cũng như nhà thầu dễ dàng thực hiện đúng ý của bạn hơn.

Đơn giá và chi phí
Khi gia chủ có kế hoạch cải tạo, sửa nhà cho ngôi nhà thì vấn đề giá cả đương nhiên sẽ nằm trong mối quan tâm hàng đầu bên cạnh những mục khác, xác định được mức giá nào sẽ thích hợp cho không gian sống của mình là điều đầy băn khoăn. Tâm lý chung phần nào của mọi người khi làm bất cứ công việc nào thường nghĩ “tiền nào thì của nấy”, vì thế cân đo đong đếm sao cho phù hợp mà vừa tốt không phải vấn đề của riêng ai. Cho nên bản hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà thì nhất định phải rõ ràng. Cách để quản lý tài chính tốt, cần phải:
- - Chọn mức giá cả thích hợp khi đã xác định rõ được mục đích cải tạo, sửa chữa
- - Ngôi nhà mới thì chuẩn bị nhiều thứ: vật liệu, chủng loại,... nên phải chọn & so sánh thật kĩ
- - Xác định rằng nếu cải tạo, sửa chữa chỉ trong thời gian tạm thời nên chọn các nguyên vật liệu có chất lượng tương đối. Ngược lại, sống lâu dài cần phải đầu tư hơn, chất lượng đảm bảo.
- - Chủ động tính toán các chi phí, giúp chi tiêu đúng mực và công việc thi công sửa chữa thuận lợi hơn.
Vật tư, vật liệu
Vật tư, vật liệu nó tác động không nhỏ tới giá thành sửa chữa, chi phí cải tạo ngôi nhà. Đồng thời, chúng cũng là một trong những nhân tố quyết định tới độ bền, chất lượng không gian sống của bạn. Vì thế, khi chọn bạn cần phải chú ý đến:
- Nguồn gốc
- Thương hiệu
- Xuất xứ rõ ràng
- Tính phù hợp của vật tư, vật liệu đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà
Tiến độ bàn giao
Trong xây dựng nhà dân dụng nói chung thì vấn đề được nhắc đến nhiều hơn cả không kém so với tiền bạc đó chính là tiến độ bàn giao, có thể thấy hầu như chủ nhà cũng mệt mỏi khi nhắc đến đặc điểm này. Cho nên trong hợp đồng cải tạo nhà, phần này rất được chú trọng vì nó phần nào khắc phục đi nhược điểm tồn tại thường xuyên gặp phải này. Đồng thời, khi những biểu hiện thiếu trách nhiệm từ phía nhà thầu thì bạn có thể bắt bồi thường hoặc chấm dứt ngay hợp đồng.
Quy trình thanh toán
Mục đơn giá và chi phí đã nêu rõ, việc tính toán đem đến nhiều mặt lợi nhất là trong việc chủ động được nguồn tài chính của mình. Vì thế, quy trình thanh toán thích hợp, thời gian chi trả được chia nhỏ giúp cho chủ nhà thanh toán dễ dàng hơn. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp để nhằm mục đích kiểm soát nhà thầu cũng như tránh tiền mất tật mang. Nên khi soạn thảo cho đến lúc kí kết hợp đồng sửa chữa nhà cần phải đọc kĩ, thống nhất ý kiến giữa các bên.
Chủ nhà có trách nhiệm như thế nào?
Gia chủ hỗ trợ sẽ giúp cho sửa chữa nhà nhanh gọn và tiến độ thực hiện thi công đúng hạn hoặc thậm chí được rút ngắn. Song song với đó là cung cấp đầy đủ những nội dung sẽ làm tới đơn vị thực hiện thi công, đặc biệt là về giấy tờ: bản vẽ kỹ thuật, giấy tờ pháp lý,...
Bảo hành
Yếu tố cần thiết giúp bảo đảm sự an tâm và chất lượng nhất đó chính là các chính sách bảo hành cho công trình, chính vì lẽ đó trong bản hợp đồng sửa chữa nhà được đề cập rất chi tiết. Và thông thường thì thời gian để bảo hành nhà cải tạo, sửa chữa sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 12 tháng.

Trước khi xây dựng hợp đồng, các bên liên quan cần có buổi thảo luận và trao đổi thông tin cụ thể, bên thi công có trách nhiệm tư vấn sơ bộ giúp chủ nhà dễ dàng hình dung. Khi nhận được hợp đồng sửa chữa nhà, gia chủ cần xem xét và đọc kỹ từng điều khoản, tránh gây hiểu lầm hoặc sai sót không đáng có. Còn nếu bạn đang tìm đơn vị uy tín để sửa, nâng cấp nhà cửa hay cần thiết kế xây mới nhà cửa với mức phí tiết kiệm nhất cùng đội ngũ nhân sự trẻ, vật liệu đúng yêu cầu hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!
Bài viết khác
5 sai lầm thường gặp khi xây nhà 2 tầng 3 phòng ngủ
Thiết kế xây dựng Đức Thảo – thêm năng lượng cho không gian sống
Mẫu nhà 1 tỷ - mẫu nhà mơ ước của biết bao gia đình Việt!
3 tips giúp sở hữu thiết kế nhà rộng 7m dài 12m đẹp lung linh
Bộ sưu tập các mẫu nhà ngang 8m đẹp mê ly
Điểm nhanh xu hướng thiết kế có tầng hầm gần gũi thiên nhiên
Mẫu nhà 3 tầng mặt tiền 5m - ghi điểm bởi thiết kế hiện đại, thời thượng
Mẫu nhà bếp nhỏ đẹp đơn giản với chi phí hạt dẻ
Mẫu nhà 2 tầng có 4 phòng ngủ diện tích 5x20 không thể bỏ sót
Bài viết xem nhiều