Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 chuẩn xác đúng quy định

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển và nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, đặc biệt là việc nâng cấp và sửa chữa nhà ở. Nhưng đối với nhiều người, các quá trình pháp lý và thủ tục là một điều gì đó rất mới mẻ và phức tạp. Với nhiều năm kinh nghiệm thi công cải tạo sửa chữa nhà ở, Xây Dựng Đức Thảo xin chia sẻ cho các bạn cách làm mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 chính xác nhất. Cùng tham khảo nhé! 

Đơn xin sửa chữa nhà là thủ tục hành chính cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà cũ. Xây dựng Đức Thảo chia sẻ thông tin về mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 ngay dưới đây, các bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Có bắt buộc phải làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 không?

Đơn xin sửa chữa nhà bao gồm các thông tin về chủ đầu tư, thông tin công trình sửa chữa, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế thi công, thời gian dự kiến hoàn thành cũng như những cam kết và tài liệu kèm theo. Trước khi tiến hành sửa nhà cấp 4, bắt buộc phải làm đơn xin phép sửa chữa tại các cơ quan có thẩm quyền tại khu vực cư trú. Điều này để đảm bảo các vấn đề sửa chữa được thông qua mà không gây ảnh hưởng đến những ngôi nhà khác xung quanh, đặc biệt là những ảnh hưởng từ bụi bẩn, tiếng ồn và an ninh trong khu vực xung quanh. 

Thực hiện xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 theo quy định

Thực hiện xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 theo quy định

Theo luật xây dựng quy định, việc cải tạo sửa chữa nhà ở cần phải có giấy phép sửa chữa nhà, trừ các trường hợp:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi kết cấu chịu lực, hay công năng sử dụng , không gây ảnh hưởng đến môi trường và an toàn công trình.
  • Công trình sửa chữa nhà ở làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp đường trong đô thị, nơi có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Trong nhiều trường hợp gia chủ sẽ cần phải xin sửa chữa nhà cấp 4 để hạn chế những rủi ro, các cơ quan chức năng có thể sẽ thực hiện kiểm tra đột xuất công trình, nếu không có xin phép sẽ bị đình chỉ thi công, hoặc tiến hành phạt tiền với trường hợp có thay đổi thiết kế so với đăng ký. Trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ bị buộc phá bỏ công trình, vậy nên để đảm bảo thì cần phải hoàn tất các thủ tục đăng ký xin phép sửa chữa công trình trước khi tiến hành. 

Cách làm đơn xin sửa chữa nhà viết tay

Khi viết đơn xin sửa nhà, cần phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung theo quy định như sau:

Nơi tiếp nhận và thụ lý đơn

Đây là yếu tố bắt buộc phải có trong đơn xin sửa chữa nhà, phải ghi rõ ràng và chính xác cơ quan có thẩm quyền tếp nhận và thụ lý đơn xin phép của bạn.

Ví dụ: Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi đang sinh sống. 

Thông tin của chủ đầu tư

Trong đơn xin phép cần cung cấp đầy đủ thông tin của chủ đầu tư và các phương thức liên hệ như

  • Thông tin cá nhân của người làm đơn (chủ hộ) như: tên, tuổi, số CMND,...
  • Địa chỉ liên hệ của người làm đơn
  • Số điện thoại, hay phương thức liên hệ khác

Thông tin của ngôi nhà

Thông tin về công trình sửa chữa là phần không thể thiếu khi làm đơn xin sửa chữa nhà chấp 4. Nếu là đơn viết tay thì cần chú ý tránh xảy ra sai sót. Cung cấp cụ thể các thông tin để người tiếp nhận đơn có thể xác định được ngôi nhà mà bạn đang có nhu cầu sửa chữa, bao gồm

  • Địa điểm nhà cần cải tạo: ...
    • Số nhà: ...
    • Đường: ...
    • Xã: ...
    • Huyện (quận, thị xã): ...
    • Tỉnh (thành phố): ...
  • Lô đất số: Ghi chính xác thông tin theo sổ đỏ
  • Diện tích: Cần ghi đúng các thông tin về số đo diện tích có trong giấy phép xây dựng.  

Những thay đổi cần được cấp phép, cải tạo

  • Loại nhà: ...
  • Cấp công trình: ...
  • Diện tích xây dựng tầng trệt: ghi rõ ràng và chính sách diện tích của tầng trệt đúng với số liệu trong giấy phép xây dựng. Nếu nhà không có giấy phép thì ghi đúng với diện tích thực tế. 
  • Tổng diện tích sàn: ghi chính xác các số đo diện tích sàn các tầng bao gồm tầng trên mặt đất, tầng lửng, ban công theo đúng với giấy phép xây dựng.
    • Diện tích tầng hầm: … m2
    • Diện tích tầng 1: … m2
    • Diện tích tầng 2: ... m2
    • Diện tích tầng 3: ... m2
    • Diện tích tầng lửng hoặc ban công (nếu có): ... m2
  • Chiều cao của nhà: ... m ( tính từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất của căn nhà).
    • Diện tích tầng hầm: ... m
    • Diện tích tầng 1: ... m
    • Diện tích tầng 2: ... m
    • Diện tích tầng 3: ... m
  • Số tầng: Tổng số lượng các tầng của căn nhà cần sửa chữa: tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, ban công. 

Thời gian hoàn thành quá trình sửa chữa

  • Thời gian hoàn thành sửa chữa: ghi rõ thời gian sẽ hoàn thành quá trình sửa chữa.

Cam kết: Đưa ra cam kết các giấy tờ, số liệu được trình báo đều đúng sự thật. Ngoài ra, trong quá trình sửa chữa phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn lao động cũng như các yếu tố kỹ thuật.

Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay

Dưới đây là mẫu đơn xin phép sửa chưa nhà cấp 4 dành cho trường hợp viết tay các bạn có thể tham khảo sử dụng:

Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay

Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay

Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn mới nhất
Hiện nay, mọi người có xu hướng sử dụng các mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn hơn, vì sự tiện lợi và khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, tiết kiệm thời gian và có độ chính xác cao. 

Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn

Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn

Hướng dẫn quy trình, thủ tục làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4

Khi đã điền đầy đủ thông tin cần thiết theo mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4. Tiếp theo gia chủ cần thực hiện thủ tục xin phép qua quy trình 4 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ xin sửa chữa, cải tạo nhà ở tại cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú. Hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được thông báo và hẹn trả hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì sẽ nhận được yêu cầu làm lại. 

Bước 3: Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ và được thông qua thì thực hiện đóng lệ phí và biên nhận cho cơ quan chức năng.

Bước 4: Hoàn thành hồ sơ sẽ nhận được giấy phép sửa chữa nhà có dấu đỏ của UBND

Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa nhà phố uy tín, giá rẻ tại TPHCM

Lưu ý khi làm đơn xin phép sửa chữa nhà 

Dù sửa chữa, nâng cấp công trình nhà cấp 4 hay bất kỳ loại công trình nào khác, thì đều cần phải làm đơn xin cấp phép sửa chữa. Trừ các trường hợp được quy định rõ trong luật xây dựng thì không cần phải làm đơn. 

Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu trong đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4. Tuyệt đối không cung cấp thông tin sai lệch để tránh rủi ro trong quá trình thi công bị kiểm tra và phát hiện có thể bị phạt nặng. 

Lưu ý gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh các số liệu được ghi trong đơn là đúng sự thật như: bản vẽ hiện trang, những hạng mục được cải tạo trong kế hoạch, giấy tờ quyền sử dụng đất bản photo công chứng.

Để làm đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 không phức tạp, tuy nhiên các bạn vẫn cần phải lưu ý về việc cung cấp các thông tin trong đơn phải xác thực và đầy đủ, để tránh xảy ra sai sót trong quá trình tiến hành thi công. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn thực hiện thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Xây dựng Đức Thảo để được hỗ trợ. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 tới bạn đọc. Đừng quên gọi cho chúng tôi qua Hotline 0909772222 khi cần tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!

ĐĂNG KÝ NGAY!
Đăng ký ngay để nhận nhà mẫu và nhiều ưu đãi hấp dẫn cũng như gửi các yêu cầu tư vấn và báo giá.
Đăng ký nhận nhà mẫu

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Duc Thao Construction sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Gửi yêu cầu tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Duc Thao Construction sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.